Rong biển bao nhiêu calo? Rong biển có tác dụng gì? #monmientrung.com #monmientrung #đặc_sản_miền_trung https://monmientrung.com/rong-bien-bao-nhieu-calo-bi-quyet-an-com-khong-tang-can/

Rong biển bao nhiêu calo? Gạo lức rong biển bao nhiêu calo? Và rất nhiều thắc mắc về rong biển như ăn rong biển tác dụng gì?. Hôm nay món miền trung sẽ cùng các bạn trả lời câu hỏi này dưới góc độ của các chuyên gia nhé.

Rong biển là gì?

Theo wikipedia và các nghiên cứu mới nhất từ rong biển tại Theconversation.com thì rong biển là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất sơ, đạm và chất khoáng. Đặc biệt là rong biển rất ít calo. Vậy rong biển bao nhiêu calo? Cùng mình tham khảo phần giá trị dinh dưỡng của rong biển nhé!

Rong biển có bao nhiêu calo? Giá trị dinh dưỡng rong biển:

Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Trung bình 100g rong biển có 43 calo.

Rong biển khô rất giàu chất bột đường, chất xơ, đạm, sinh tố và chất khoáng. Phân tích giá trị thành phần dinh dưỡng của rong biển cho thấy hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng. Trong đó, yếu tố khoáng chất i ốt (iodine) được nhiều người quan tâm hơn cả bởi i ốt là chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Nó có ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp giúp quyết định trí thông minh của con người.

Trong rong biển hàm chứa một lượng chất khoáng rất phong phú. Thành phần quan trọng nhất có trong rong biển là fertile clement. Đây là chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển.

Các bạn tham khảo bảng Giá trị dinh dưỡng 100 gram rong biển:

Calo (kcal) 43

Lipid 0,6 g

Chất béo bão hoà 0,2 g

Chất béo không bão hòa đa 0 g

Chất béo không bão hòa đơn 0,1 g

Cholesterol 0 mg

Natri 233 mg

Kali 89 mg

Cacbohydrat 10 g

Chất xơ 1,3 g

Đường 0,6 g

Protein 1,7 g

Rong biển tác dụng gì?

Rong biển đã được sử dụng trong bữa ăn của con người từ thời tiền sử. Và sau đó trở nên phổ biến trên các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Theo các tư liệu lịch sử thì rong biển được đa dạng hóa vào thời nara của nhật.Người Nhật sử dụng chủ yếu ba loại rong biển là rong dang sợi, rong dạng miếng dẹt và rong dạng khối thạch trong suốt. Từ lâu, rong biển gắn liền với lịch sử của nước nhật, người nhật đã dùng rong biển trong các món ăn.Khi nó còn được khai thác với số lượng ít, rong biển trở thành món quà xa xỉ sau những chuyến đi biển của người nhật.Sau này, khi cải cách được cách đi biển người ta đã khai thác được nhiều hơn và rong biển trở nên phổ biến hơn.[tham khảo từ wikipedia]

Mặc dù ngày nay được chế biến với những phương pháp tiên tiến nhưng rong biển để lâu vẫn bị mất rất nhiều giá trị dinh dưỡng vậy nên khi sử dụng rong biển cần lưu ý sử dụng những rong biển mới chế biến vẫn là rong biển tốt nhất

Cùng Món miền trung điểm qua 15 tác dụng của rong biển nhé!

  • #1 Ngăn ngừa ung thư
  • #2 Tăng cường chức năng tuyến giáp
  • #3 Tốt cho hệ tiêu hoá
  • #4 Cải thiện sức khoẻ tim mạch
  • #5 Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
  • #6 Bệnh huyết áp
  • #7 Thải độc gan và giảm cholesterol trong máu
  • #8 Chống viêm
  • #9 Giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh
  • #10 Cung cấp vitamin và khoáng chất
  • #12. Cung cấp DHA và EPA – axit béo omega -3
  • #13. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • #14. Chứa chất chống oxy hóa
  • #15. Cung cấp chất xơ prebiotic
Các bạn có thể tham khảo của Bác sĩ Dr. Eric Berg DC nhé!

Tác dụng của rong biển: Ngăn ngừa ung thư

Lignans trong rong biển có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, hạn chế các tế bào ung thư vào máu và di căn ung thư trên các phần khác của cơ thể. Ngoài ra lignans còn ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào với hiệu quả tương tự như một số loại thuốc dùng trong trị hoá ung thư.

Phụ nữ sau thời kì mãn kinh, các mô mỡ chính là nơi estrogen được tổng hợp, một lượng lớn chất chuyển hoá estrogen là những nhân tố chính gây ra bệnh ung thư vú.

Tiến sĩ Jane Trà của Đại học Harvard đã xuất bản một bài báo nói rằng việc dùng rong biển thường xuyên có thể là một yếu tố quan trọng trong việc giảm tỉ lệ ung thư vú ở Nhật Bản.

Tác dụng của rong biển: Tăng cường chức năng tuyến giáp

Rong biển, đặc biệt là tảo biển, có chứa nguồn iốt dồi dào, chất này là thành phần chính của các hormone tuyến giáp rất cần thiết cho cơ thể người. Bởi vì, các hóc môn tuyến giáp điều chỉnh sự chuyển hoá trong mọi tế bào của cơ thể và hầu như giữ vai trò tất cả các chức năng sinh lý. Dấu hiệu của việc thiếu iốt trong tuyến giáp là bệnh bướu cổ. Trên thế giới có đến 200 triệu người bị bệnh bướu cổ, trong đó có 4% là do thiếu muối iôt.

Tác dụng của rong biển: Tốt cho hệ tiêu hóa

Trên thực tế, rong biển từ lâu đã là một thành phần trong các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học tại Đại học Newcastle đã nghiên cứu alginate , một chất có trong tảo biển nâu và thấy rằng nó có thể tăng cường chất nhầy trong ruột từ đó giúp bảo vệ thành ruột.

Alginate có trong rong biển cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Rong biển cũng giàu chất xơ. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy rong biển làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột.

Tác dụng của rong biển: Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rong biển có thể dùng để ngăn ngừa chứng cao huyết áp ở động vật. Nghiên cứu từ Đại học Kyoto cho thấy các sợi từ tảo biển nâu cũng có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ ở những đối tượng dễ mắc các vấn đề tim mạch.

Một nghiên cứu kéo dài 25 năm, tập trung vào những người dân sống lâu nhất – người Okinawa cho thấy, cư dân tại đây có huyết áp rất ổn định, mức cholesterol thấp và minh mẫn kể cả khi về già. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rong biển chiếm tới hơn 50% lượng rau quả họ ăn hàng ngày.

Tác dụng của rong biển: Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh 

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng axit folic hấp thụ trong bữa ăn là cần thiết để ngừa các khuyết tật bẩm sinh, bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ em. Axit folic có rất nhiều trong rong biển. Vì thế, việc bổ sung rong biển vào bữa cơm của gia đình là hoàn toàn cần thiết. Súp và các món hầm với rong biển hoặc ăn kèm rong biển với salad là những món ăn rất bổ dưỡng.

Tác dụng của rong biển: Bệnh huyết áp

Rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Do đó, rong biển có tác dụng làm giảm huyết áp. Và vì thế, đối với những người bị cao huyết áp thì rong biển là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu.

Tác dụng của rong biển: Thải độc và giảm cholesterol trong máu

Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.

Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Vậy nên, các thực phẩm với hàm lượng calo thấp nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển đang rất được coi trọng. Các gia đình nên có rong biển trong thực đơn hàng ngày của mình.

Tác dụng của rong biển: Chống viêm

Một số loài rong biển là những nguồn duy nhất của cacbon hidrat làm giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể con người, giống như những chất có tên gọi là fucans. Thêm vào đó, rong biển còn là một nguồn magiê phong phú, chất được cho là có khả năng ngăn ngừa bệnh đau đầu; đau nửa đầu và giảm chứng hen suyễn.

Tác dụng của rong biển: Giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh

Rong biển chứa magiê còn giúp phụ nữ đang trong thời kì mãn kinh có giấc ngủ ngon hơn, chất lignans trong rong biển làm estrogen yếu đi (lượng hóc môn estrogen tăng nhanh trong thời kì mãn kinh của phụ nữ). Rong biển làm giảm bớt sự khó chịu đối với những phụ nữ có trịêu chứng nóng đột ngột trong người.

Tác dụng của rong biển: Diệt khuẩn, làm sạch máu

Thành phần quan trọng nhất có trong rong biển là fertile clement. Đây là chất có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể. Thêm vào đó, nó còn là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hooc-môn sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.

Tác dụng của rong biển: Cung cấp vitamin và khoáng chất

Rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn bất kỳ loại rau trồng trên mặt đất nào. Chúng là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng như folate, canxi, ma- giê, kẽm, sắt và selen. Quan trọng hơn, rong biển còn chứa nguồn i- ốt lớn cho cơ thể.

Tác dụng của rong biển: Cung cấp DHA và EPA – axit béo omega -3

Không giống như các loại cây trồng trên mặt đất, rong biển có chứa các axit béo DHA và EPA, vì thế rong biển và dầu tảo là nguồn cung cấp omega -3 đáng tin cậy cho những người ăn chay.

Tác dụng của rong biển: Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Một số người khi ăn các loại đậu thường bị đầy hơi và tức bụng. Nếu bạn bị như vậy, hãy cho thêm rong biển kombu, một loại rong biển rất phổ biến, vào nấu cùng với đậu thì các triệu chứng kia sẽ hoàn toàn biến mất.

Tác dụng của rong biển: Chứa chất chống oxy hóa

Rong biển có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Là một loại thực phẩm lành mạnh, rong biển có thể giúp cơ thể chống lại sự mất cân bằng ô xi hóa và ngăn chặn các bệnh mãn tính như ung thư và các bệnh về đường tiêu hóa.

Tác dụng của rong biển: Cung cấp chất xơ prebiotic

Tất cả các loại thực vật đều chứa chất xơ nhưng rong biển còn chứa nhiều loại carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ) khác giúp thúc đẩy hoạt động của các enzym trong hệ tiêu hóa mà cơ thể còn thiếu. 

Bài viết Rong biển bao nhiêu calo? Rong biển có tác dụng gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Món Miền Trung.

Nhận xét